Hàng rời là những hàng hoá ở thể rắn, được vận chuyển bằng bất kỳ loại tàu hàng khô nào (dry cargo vessel). Tuy nhiên, loại tàu phù hợp nhất để chở hàng rời đó là tàu chuyên dụng chở hàng rời – Bulk Carrier. Tàu chuyên dụng chở hàng rời là loại tàu một boong – Single deck, tàu có két hông – Hopper tanks và két treo ở hai bên mạn hầm hàng – Topside tanks có tác dụng làm giảm mặt thoáng hầm hàng và dễ điều chỉnh trọng tâm tàu khi cần thiết. Tàu vận chuyển hàng rời phải có miệng hầm rộng rãi, thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng hoá. Bên cạnh đó, hầm hàng cần được gia cường chắc chắn và chịu được sự va đập của hàng hoá và thiết bị khi làm hàng.

Hàng rời là những mặt hàng gì?

Hàng rời thể rắn thường gặp như: quặng sắt, đồng, than, cát, niken,…

Hàng rời có đặc tính chung là bụi bẩn, có tỷ trọng lớn hơn so với hàng thông thường. Hàng rời dễ bị xô dịch trong quá trình xếp dỡ hay vận chuyển trên biển.

Quy tắc quốc tế về vận chuyển hàng rời thể rắn trên biển

  • Nhóm A là nhóm hàng có thể bị hóa lỏng trong quá trình vận chuyển.
  • Nhóm  B là nhóm hàng có thể tự cháy, gây nổ, ăn mòn, thải khí độc hại, thải khí CO2, hút Ô-xy…
  • Và nhóm C là nhóm hàng hóa khác không có thuộc tính như hai nhóm A, B nêu trên.

Những lưu ý khi vận chuyển hàng rời

Đặc điểm của tàu chở hàng rời

Hàng rời thường gây bụi bẩn trong quá trình xếp dỡ. Bụi bẩn có thể chui vào phòng ở  thuyền viên, buồng máy, buồng lái, kho tàng và máy móc trên boong làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hư hỏng hay ăn mòn máy móc, thiết bị trên boong và các cấu trúc tàu.

Tốc độ xếp dỡ hàng rời thường rất lớn (hàng ngàn tấn/giờ) nên sự va đập của hàng hóa vào các cấu trúc hầm hàng rất mạnh, nếu không có biện pháp phòng ngừa, có thể gây hư hỏng thiết bị hay làm biến dạng tôn vỏ tàu.

Khi tốc độ xếp hàng cao, hàng thường bị xếp tập trung một chỗ, gây ứng suất cục bộ bộ phận, dễ làm biến dạng tôn đáy hầm.

Hàng rời dễ bị xô dịch, gây nghiêng tàu khi đang làm hàng hay khi tàu chạy trên biển nếu không chú ý đến việc rải đều hàng khi xếp hay thiếu đánh tẩy (trimming) kịp thời, đúng mức.

Nếu trọng lượng hàng hóa không chú ý phân bổ đều giữa các hầm trong quá trình làm hàng, sẽ khiến thân tàu bị biến dạng do lực cắt (sheering force) hay mô men uốn (bending moment) vượt quá giới hạn cho phép.

Hàng rời thuộc nhóm A sẽ bị hóa lỏng khi tàu chạy trên biển nếu độ ẩm của hàng hóa chuyên chở vượt quá giới hạn độ ẩm vận chuyển cho phép (TML- Transportation Moisture Limit), hậu quả có thể bị lật tàu trên biển.

Hàng rời thuộc nhóm B có thể tỏa ra khí cháy, khí độc hại, khí CO2, tự phát nhiệt và hút khi O2, có khả năng ăn mòn …và nếu là những hàng hóa loại nguy hiểm, không được cách ly, thông gió tốt, sẽ đe dọa an toàn sinh mạng và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

Đặc điểm của tàu chở hàng rời

Thực hiện và giám sát quá trình xếp hàng

Trước khi xếp hàng, tàu và điều độ cảng phải thống nhất nội dung sơ đồ xếp hàng. Nếu hàng thuộc nhóm A, phải bảo đảm độ ẩm hàng chuyên chở không vượt quá mức cho phép (TML%). Nếu hàng thuộc nhóm B hay loại hàng hóa nguy hiểm,  phải tuân theo hướng dẫn của qui tắc chở hàng rời nhóm B hay loại hàng hóa nguy hiểm (IMDG Code/ IMSBC Code).

Sĩ quan làm hàng phải hiểu rõ sơ đồ xếp hàng và giám sát chặt chẽ quá trình làm hàng theo đúng sơ đồ xếp hàng đã duyệt..

Sĩ quan làm hàng phải thường xuyên đọc mớn nước, kiểm tra hiệu số mớn nước sau mỗi lần rót hàng. Cập nhật các số liệu về số lần rót, lượng hàng trong mỗi hầm, mớn nước tương ứng sau mỗi lần rót…vào nhật ký hàng hóa.

Trường hợp phát hiện những sai sót trong quá trình xếp hàng, ảnh hưởng đến an toàn, phải có biện pháp bổ cứu kịp thời hoặc dừng ngay việc làm hàng. Tàu và điều độ cảng phải cùng nhau bàn bạc thống nhất biện pháp khắc phục những sai sót trước khi tiếp tục làm hàng.

Sĩ quan làm hàng phải nắm vững thứ tự rót hàng xuống mỗi hầm, thời gian và số lượng hàng qui định cho mỗi lần rót, hiệu số mớn nước cho phép tối đa sau mỗi lần rót. Sĩ quan làm hàng cần nắm vững đặc tính lý, hóa của hàng chuyên chở, những sự cố có thể xảy ra và các biện pháp ngăn ngừa, cấp cứu….. cần thiết.

Theo dõi hàng hóa vận chuyển trên biển

Cần theo dõi sát sao tình trạng hàng trên biển, ghi chép nội dung kiểm tra vào nhật ký hàng hóa và nhật ký boong. Phải thường xuyên đo nước la canh và nhiệt độ hầm hàng. Đối với hàng dễ phát nhiệt, dễ cháy, không hâm nhiên liệu trong các két đáy đôi nằm bên dưới hay liền kề hầm hàng đó. Đối với hàng tự tỏa khí độc hại, khí cháy nổ…cần có kế hoạch theo dõi và thông gió hợp lý. Đối với hàng hóa sợ ẩm phải theo dõi độ ẩm hầm hàng và thông gió thích hợp khi bắt buộc..

Trường hợp khẩn cấp cần làm việc trong các kho tàng, hầm sâu liền kề với hầm hàng hoặc thậm chí phải chui xuống hầm hàng…Công việc cần làm đầu tiên là kiểm tra nồng độ ô xy trước khi xuống làm việc.

02253273868
icons8-exercise-96 challenges-icon