Thông tin doanh nghiệp trong nước sản xuất container mới là bước xây dựng dự án, tuy nhiên nếu trở thành hiện thực thì còn một bước quan trọng nữa là phải bán được, cung cấp cho các chủ tàu. Theo phương thức phổ biến nhất hiện nay thì vỏ container thuộc sở hữu của người vận chuyển, là một cấu phần trong gói dịch vụ mà các hãng vận tải chào hàng.
Đảm đương vai trò gắn kết chuỗi cung ứng, ngành logistics nỗ lực đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, cung ứng cho doanh nghiệp sản xuất “ba tại chỗ” trong giai đoạn giãn cách xã hội mạnh. Đặc thù của ngành này là phải làm việc trực tiếp, rủi ro rất cao. Trước khi vào họp hoặc tiếp xúc với khách hàng, người lao động đều phải làm xét nghiệm nhanh, chưa kể chi phí điều trị đối với những trường hợp bị F0. Đây là những loại chi phí chưa từng có, không thể cắt bỏ dù thị trường logistics nội địa khá cạnh tranh.
Chi phí vận tải đường bộ, đường thủy tăng cao còn do tác động từ giá xăng dầu, tăng mạnh nhất trong vòng 7 năm qua. Chi phí dịch vụ logistics tăng đẩy giá hàng hóa và dịch vụ tăng theo, đắt đỏ hơn khi mà thu nhập của người tiêu dùng từ tiền công, tiền lương đã bị bào mòn do dịch bệnh.
Đây là thời điểm sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm giảm bớt áp lực chi phí cho doanh nghiệp chịu tác động của việc tăng giá năng lượng. Tôi đề xuất miễn giảm thuế phí, đặc biệt là phí hạ tầng cảng biển thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương. Loại phí này đang được Hải Phòng áp dụng, còn TP.HCM gia hạn thu phí đến tháng 3.2022.
Cước vận tải quốc tế vẫn dừng ở mức “cao ngất ngưởng”
Nếu như hoạt động logistics tại thị trường nội địa do các doanh nghiệp trong nước kiểm soát thì doanh nghiệp nước ngoài làm chủ sân chơi vận tải quốc tế, do chúng ta chưa có những đội tàu vận chuyển tuyến xa. Tại Diễn đàn logistics Việt Nam 2021 diễn ra tại Hà Nội hôm 14.12, đại diện doanh nghiệp xuất khẩu nêu ý kiến cước vận tải quốc tế tăng phi mã. Giá cước vận tải biển từ Việt Nam đến bờ Đông Hoa Kỳ hiện đã lên tới 15.000 USD/container, thậm chí có thời điểm vọt lên 18.000 USD/container so với mức 3.500 – 4.000 USD/container hồi cuối năm ngoái, chưa kể hơn 10 loại phí khác hãng tàu áp đặt.
Vận chuyển quốc tế theo đường biển, đường hàng không hiện nay do các hãng nước ngoài kiểm soát, nằm ngoài tầm tay của chúng ta. Có dấu hiệu lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá cước. Phản ánh của doanh nghiệp, công luận lên tiếng, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải vào cuộc, tiến hành thanh tra, kiểm tra nhưng dấu hiệu giá cước hạ nhiệt cũng chưa rõ. Tình trạng thiếu vỏ container có được cải thiện phần nào. Nói một cách công tâm thì tình trạng thiếu vỏ container rỗng cũng không phải do nguyên nhân chủ quan. Quá trình bốc dỡ hàng, trả vỏ container ở các nước mà hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu đến như Mỹ, châu Âu đều chậm do tác động từ tình trạng giãn cách xã hội.
Giải pháp dài hạn là Việt Nam xây dựng được những đội tàu vận tải tuyến xa. Cách đây ít tuần, Vinalines đã mở được tuyến vận tải biển đến Ấn Độ. Thực tế là đầu tư xây dựng hãng tàu biển có thể chạy được tuyến xa có chi phí đầu tư rất lớn, chịu đựng lỗ lã ít nhất là trong khoảng thời gian 4, 5 năm đầu. Nếu không có sự hỗ trợ rất mạnh đòn bẩy tài chính thì khu vực tư nhân không đủ động cơ hấp dẫn để tham gia.
Trong khu vực Đông Nam Á, hiện Singapore là quốc gia duy nhất có thể ít phụ thuộc vào các hãng vận tải quốc tế.
Hãy theo dõi Pacific Logistics Group để có thêm nhiều thông tin chuyên ngành hấp dẫn nhé!

02253273868
icons8-exercise-96 challenges-icon